Lợi ích của việc ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày

Bạn có biết, đôi chân có vai trò rất quan trọng đối vơi sức khoẻ con người? Đặc biệt là bàn chân, Ga bàn chân có rất nhiều huyệt đạo liên quan tới lục phủ ngũ tạng của chúng ta, Vì vậy giữ gìn đôi chân tốt chính là giữ gìn sức khoẻ của mình tốt. Hãy dành 15-20 phút mỗi ngày để ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ là một phương pháp cực kỳ hiệu quả có lợi cho sức khoẻ và nâng cao tuổi thọ.

Theo Đông y, chân là gốc của cơ thể, tuy nhỏ bé nhưng bàn chân có đến 60 huyệt đạo quan trọng. Do vậy, chăm sóc đôi bàn chân sẽ giúp khí huyết vận hành trơn tru, bảo vệ sức khỏe cho bạn. Còn theo Tây y, bàn chân là “trái tim thứ hai” chứa rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, chăm sóc đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Trong quá trình rửa chân, không ngừng ma sát các ngón chân, lòng bàn chân, có thể phòng trị rất nhiều bệnh. Ngón cái là thông đạo của gan và lá lách, massage nó khi tắm, có thể thư can kiện tỳ, giúp ngon miệng, có thể phòng tránh sưng gan và lách; ngón chân thứ tư đảm, hệ kinh đi qua, massage nó có thể phòng trị táo bón, đau sườn; ngón út có bàng quang hệ kinh đi qua, massage nó có thể phòng trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ, điều chỉnh vị trí thể tử cung của phụ nữ; lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền thuộc thận kinh, massage nó có thể phòng trị thân hư thể yếu.

* Cách ngâm chân hiệu quả và đơn giản:

- Ngâm và rửa chân bằng nước muối ấm: Dùng nước sạch đun nóng đến 40-60 độ  rồi cho vào thau bằng gỗ hay sứ (hiện nay ở những cửa hàng dụng cụ y khoa đã có bán các thau bằng điện và tạo sóng kích thích) cho vào nửa thìa muối khuấy cho tan. Ngồi thẳng, ngâm rửa chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm rửa từ 10-15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần.  Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi ngâm rửa.

Lưu ý: Nếu chân đang có vết thương hở thì nên tạm thời không ngâm chân.

Tác dụng của muối khi ngâm chân:

-  Làm sạch chân: Do có khả năng khử trùng nên ngâm chân nước muối giúp bạn làm sạch đôi chân rất tốt. Ngoài ra nước muối còn giúp dưỡng ẩm da chân, chống nứt nẻ, tẩy tế bào chết ở chân. Khi ngâm chân với nước muối nhờ hơi nóng của nước và tính sát trùng của muối nên dễ dàng giúp bạn loại bỏ lớp tế bào chết ở chân đặc biệt là phần gót chân.

-  Có thể trị nấm chân: Do muối có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn rất tốt, khi cho muối ăn vào nước nóng tận dụng hơi nóng của nước thì da càng dễ hấp thụ các thành phần khử trùng, kháng khuẩn trong nước muối, có tác dụng điều trị nấm chân.

-  Có thể trị cảm lạnh: Ngâm chân nước muối thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ chứng lạnh chân, vì vậy có thể giúp bạn điều trị cảm lạnh.

-  Giúp Có một giấc ngủ ngon lành: Thường xuyên ngâm chân với nước muối, massage các huyệt đạo, thúc đẩy tuần hoàn máu, khiến đầu óc thư giãn hơn, giúp ngủ sâu và ngon giấc, tăng cường trí nhớ.

-  Ngâm chân giúp bổ thận, chống lão hóa: Tim cách gan bàn chân rất xa vì thế việc cung cấp máu cho bàn chân là vô cùng ít ỏi. Nếu thường xuyên ngâm chân với nước muối sẽ giúp cho các thành phần hoạt chất có trong nước muối có thể chuyển đến thận và tim, thúc đẩy lưu thông máu, có tác dụng bổ thận, chống lão hóa.

Một số lưu ý khi ngâm chân

– 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, về lâu dài dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.

– Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.

– Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá dài máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa.

– Trẻ em không được ngâm nước quá nóng và quá lâu. Phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt cũng không nên ngâm chân.

– Trong khi ngâm chân, tư tưởng nên thoải mái, tránh căng thẳng hoặc suy nghĩ âu lo.

– Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn. Bạn nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ nhé.

– Khi ngâm chân, nên ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ khi ngâm chân vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương bàng quang) 3 đường kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can) đồng thời là nơi có nhiều huyệt nguyên, huyệt tỉnh nên phải để nước ngập cổ chân cho thuốc tác động lên các huyệt đạo, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông để từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

– Nên ngâm chân thường xuyên mỗi ngày. Sau khi ngâm xong bao giờ cũng dùng khăn khô lau sạch.Vào mùa đông thì lập tức ủ ấm. Chú ý không nên ngâm chân với mật ong vì trong mật ong thành phần chủ yếu là đường, đường không thấm qua da. Nếu trên da có các vết thương phần mềm thì có thể bôi đắp trực tiếp.

Ngâm chân với các thảo dược khác:

-  Bạn có thể ngâm chân với giấm hoặc vài lát gừng: 40g dấm gạo (dấm trắng) pha với nước ấm rồi ngâm chân trong vòng 15 – 20 phút có tác dụng làm tăng sự tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm thiểu mệt mỏi, giúp giấc ngủ tốt hơn, rất hữu hiệu trong việc chữa mất ngủ.

- Ngâm chân với rau thì là: 400gram rau thì là với nước ấm mỗi ngày khoảng 20 phút cũng giúp phụ nữ chữa đau bụng kinh hiệu quả.

- Ngâm chân với lá trà: đây cũng là một trong những phương pháp hay giúp khử mùi hôi chân hiệu quả.

Các axit có trong trà xanh sẽ giúp làm se lỗ chân lông của bạn, giảm mồ hôi chân tiết ra. Trà xanh ngoài ra cũng hoạt động như một chất kháng sinh, giết chết các vi khuẩn gây mùi khó chịu. Cho hai túi trà vào 1 lít nước và đun sôi trong 15 phút. Thêm 2 lít nước lạnh, sau đó đổ dung dịch vào một bồn tắm hoặc bát lớn. Ngâm chân trong 30 phút. Làm điều này hằng ngày trong một tuần.

Hoặc nếu có điều kiện hơn bạn có thể ngâm chân với các thảo dược như "Lá Nương" sẽ rất có lợi cho sức khoẻ,các lá thuốc này có thể mua tại các cửa hàng thiết bị y tế hoặc các hiệu thuốc đông y.

Chia sẻ Facebook :
Chia sẻ Google Plus :

Tin liên quan

❖ Có nên sử dụng gối massage hông ngoại thường xuyên không
❖ Sử dụng máy massage cầm tay bạn cần biết về sản phẩm
❖ Địa chỉ sửa ghế massage tại Vĩnh Long - Cần Thơ - Cà Mau
❖ Sửa ghế massage tại Cần Thơ
❖ Sửa ghế massage tại Hòa Bình
❖ Sửa ghế massage toàn thân tại An Giang
❖ Sửa chữa ghế massage tại Nhà Trang - Khánh Hòa
❖ Dịch vụ sửa chữa ghế massage tại Quảng Ninh
❖ Sửa chữa ghế massage tại Hải Phòng
❖ Sửa ghế massage tại nhà ở Hải Dương
❖ Sửa ghế massage tại Bắc Ninh
❖ Sửa ghế massage tại Vinh
❖ Sửa ghế massage tại TP Biên Hòa - Đồng Nai
❖ Sửa ghế massage tại Huế - Đà Nẵng - Hội An
❖ Thu mua ghế massage cũ TP HCM
❖ Thu mua ghế massage cũ
❖ Sửa chữa ghế massage Kingsport
❖ Trung tâm bảo hành ghế massage OKIA
❖ Giường massage tại sao vẫn được nhiều người tim mua
❖ Trung tâm sửa chữa ghế massage PONGSON